Bạn biết gì về sơn có khả năng chống cháy? Cùng điểm qua Top 8 dòng sơn chống cháy được ưa chuộng nhất hiện nay có thể bạn quan tâm.
Sơn chống cháy là gì?
Với mục đích phòng chống cháy nổ hiệu quả thì việc sử dụng sơn chống cháy là rất cấp thiết. Sau khi phủ lên lớp sơn thì sẽ trở thành lớp sơn bảo vệ giúp vật liệu tránh được các tác động từ lửa.

Có 2 loại dòng sơn chống cháy bao gồm:
Sơn chống cháy gốc dầu
Loại này được sử dụng phổ biến hơn vì có thể sử dụng như sơn nội thất và sơn ngoại thất. Khả năng chống chịu tốt với môi trường, chống thấm cực hiệu quả.
Sơn chống cháy gốc nước
Sơn gốc nước là loại sơn trong đó thành phần nước là dung môi chính, vì vậy rất an toàn và thân thiện với môi trường.
Top 8 dòng sơn chống cháy được sử dụng phổ biến hiện nay
Cùng tham khảo ngay top 10 dòng sơn với khả năng chống cháy hiệu quả nhất hiện nay.
Sơn chống cháy Kova
Sơn KOVA hãng thương hiệu chất lượng cao cấp được nhiều người tin dùng. Dòng sản phẩm thuộc phân cấp cao cấp dành cho các công trình lớn.
Kova với khả năng chịu nhiệt lên đến 1200 độ C trong thời gian từ 4 – 6h giúp bạn hạn chế được tối đa thiệt hại về người và tài sản do vụ cháy gây ra.
Sơn KOVA rất thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe. Thành phần không chứa các chất độc hại như: chì, thủy ngân, Cl2,…
Sản phẩm này cần sơn khoảng 3 – 4 lớp với độ dày khoảng 3mm để bảo đảm được độ bám dính và chất lượng.
Ứng dụng cho bề mặt: gỗ, giấy, sắt thép, tường xi măng, trần nhà, bê tông cốt thép, khung thép,…

Sơn chống cháy Rainbow
Sơn Rainbow cho kết cấu thép siêu mỏng loại CB, được sản xuất từ nhựa Acrylic kết hợp với màu và tinh chất chống cháy đặc trưng.
Khi tiếp xúc với lửa hoặc nhiệt, màng sơn sẽ phồng lên và sinh ra lớp bọt khí để bịt kín và chống cháy. Đồng thời, giảm tốc độ tăng nhiệt độ kết cấu thép để bảo vệ kết cấu thép.
Sơn Rainbow chống cháy hiệu quả trong vòng 60, 90 và 120 phút. An toàn cho sức khoẻ không chứa các thành phần độc hại. Dễ thi công và thực hiện các bước vô cùng linh hoạt.

Sơn chống cháy Thế hệ mới
Đây là loại sơn epoxy chống cháy với hai thành phần đặc biệt. Lớp sơn nở ra khi gặp nhiệt độ cao và tạo ra một lớp không khí giúp kết cấu giữ được hình dáng ban đầu.
Sơn được ứng dụng vào: nhà xưởng, bệnh viện, trường học, siêu thị,… chủ yếu với bề mặt: sắt thép, gỗ, bê tông.
Sơn bám dính tốt, chống va đập, khó bong tróc, có thể thi công bên ngoài mà không cần lớp phủ bảo vệ.
Sơn KCC chống cháy (Firemask SQ)
Sơn chống cháy KCC là loại sơn epoxy có thành phần. Chủ yếu sử dụng cho bề mặt: kim loại, kết cấu thép, sắt thép cho các nhà máy, xí nghiệp,…
Bề mặt sơn mịn, trắng khi hoàn thiện. Thời gian khô chỉ trong 2h ở nhiệt độ 5ºC – 5h – 20ºC. Thời gian đóng rắn tối thiểu là 12h và tối đa là 24h.

Sơn chống cháy Desam (ICONER SG1)
Đây là loại sơn chống cháy cho thép gốc dầu, độ dày mỏng có khả năng chống cháy tốt. Sơn ICONER SG1 đã được cục PCCC & CNCH kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng trên mẫu thép.
Sơn chống cháy Benzo (Acrylic)
Tiên phong trong dòng sơn 1 thành phần, trở thành giải pháp phòng chống cháy nổ chất lượng nhất hiện nay.
Đặc biệt từ hệ thống Acrylic nên rất dễ sử dụng. Với công nghệ tráng phủ tuyệt vời do có thể tự trương nở tự động bằng cảm biến nhiệt độ chính xác. Cung cấp khả năng chống cháy lên đến 150 phút.
Sơn 3P chống cháy
Là loại sơn nước sẽ trương nở khi gặp nhiệt độ cao, dùng để sơn các vật liệu chống cháy cho: thép, gỗ, bê tông, tường gạch,…
Sơn không tiếp xúc trực tiếp với nước chỉ dùng để sơn trong và ngoài nhà. Lưu ý, khi sơn lớp chống cháy 3P thì cần sơn thêm lớp Epoxy hoặc sơn PU để mang đến hiệu quả nhất.
Sơn xịt chống cháy BOSNY
Sơn xịt chịu nhiệt Bosny Hi Temp được sản xuất theo công nghệ hiện đại mới tại Thái Lan. Nó có khả năng chịu nhiệt độ lên đến 200 độ C – 600 độ C.
Sơn phun chịu nhiệt Bosny mạnh mẽ chống lại sự mài mòn của nhiệt độ. Sử dụng cho: vỏ xe, bình nóng lạnh,bếp ga, ống khói, bếp nướng, kim loại, chì,…

Lý do nên chọn sơn chống cháy
– Rất dễ sử dụng, đảm bảo an toàn, không quá phức tạp.
– Thời gian thi công nhanh chóng và dễ dàng, tiết kiệm chi phí.
– Có thể sơn trực tiếp lên sắt thép không cần sơn chống rỉ.
– Ứng dụng trong và ngoài trời.
– Chịu được nhiệt độ lên tới hơn 1000˚C lên tới hơn 3h.
– Giá thành cạnh tranh.
– Mang đến tính thẩm mỹ cao.
– Chống cháy trong thời gian 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút, 180 phút tùy thuộc vào nhu cầu chống cháy của từng công trình.
Quy trình thi công sơn chống cháy
Bạn đã biết quy trình thi công sơn chống cháy chưa? Nếu chưa hãy tham khảo ngay các bước dưới đây để thi công hiệu quả nhất nhé.

Bước 1: Làm sạch bề mặt
Đây là bước quan trọng quyết định về độ bám dính và hiệu quả của công trình thi công. Vì vậy, bề mặt kim loại phải vừa sạch vừa khô theo tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên.
Các vết gỉ, cặn bẩn được tẩy sạch, làm sạch bề mặt theo tiêu chuẩn SA giúp độ bám dính tốt hơn, chống ăn mòn.
Lưu ý:
Không nên sơn trên sắt thép rỉ sét hoặc bề mặt còn dính dầu mỡ.
Dùng dầu hôi, xăng xe máy hoặc dung môi để làm sạch được bề mặt
Làm sạch bề mặt theo tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên.
Bước 2: Phun lớp sơn lót chống rỉ phù hợp
Sơn lót là lớp sơn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt được sơn vì thế nó rất quan trọng trong việc thi công chống cháy.
Sơn với độ dày khoảng 50 µm – 80 µm trên bề mặt và thời gian khô tối đa là 30 phút. Sau khi sơn xong toàn bộ số lớp sơn chống gỉ cần kiểm tra lại để đảm bảo đạt tiêu chuẩn. Sơn lót chống gỉ là bước quan trọng khi thi công chống cháy.
Bước 3: Hoàn thiện lớp phủ
Sau khi lớp sơn lót chống rỉ khô tiếp theo sẽ tiến hành phun sơn phủ chống cháy lên bề mặt cần thi công. Lớp sơn chính sẽ ngăn lửa và bề mặt thép cần bảo vệ.
Lưu ý:
Sau khi hoàn thiện dùng dụng cụ chuyên dụng để đo độ dày sơn.
Nên sử dụng lớp sơn phủ để bề mặt được đẹp hơn, cần phải đảm bảo màng sơn đã khô mới được sơn chống nóng.
Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ màu
Sau khi hoàn tất quá trình sơn chống cháy, bạn cần sơn thêm một lớp sơn phủ màu sắc gia tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Sơn phủ vừa là lớp sơn bảo vệ vừa là để trang trí.
Bước 5: Nghiệm thu chất lượng thi công sơn
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011 sẽ cần nghiệm thu qua 3 bước:
– Kiểm tra thời gian khô của sơn theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
– Kiểm tra độ dày và độ bám dính của các lớp sơn.
– Kiểm tra độ phủ của sơn trên các góc cạnh, đầu bulông, khe tiếp giáp.
Hy vọng bài viết của Sơn Ptech sẽ giúp phần nào đó cho khách hàng lựa chọn được dòng sản phẩm ưng ý và phù hợp nhất.
CHÍNH SÁCH HẤP DẪN – CHIẾT KHẤU CỰC CAO
LIÊN HỆ ĐỂ TRỞ THÀNH ĐẠI LÝ SƠN PTECH NGAY HÔM NAY
HOTLINE: 0981 921 416
SƠN PTECH – SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO DÀNH CHO BẠN!