Sơn tĩnh điện hiện nay đang được rất ưa chuộng bởi sự tiện dụng cũng như độ bền cao. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về cách phun sơn tĩnh điện như thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột. Khi sử dụng sẽ được tích một điện tích(+) và khi đi qua thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện. Đồng thời, vật sơn sẽ tích điện tích(-) để tạo được hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.
Sơn được phủ dưới dạng bột khô được gia nhiệt, hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo. Trái ngược với các loại sơn thông thường khác thì sơn này sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn, nhằm tạo độ liên kết bền vững với các chi tiết cần phủ.

Sơn tĩnh điện được chia thành mấy loại?
Có 2 cách để phân loại dòng sơn này đó là: theo tính chất và theo chức năng.
Phân loại theo tính chất
– Dạng khô: sử dụng bột tĩnh điện để làm sơn cho các vật liệu như: sắt, thép, inox
– Dạng ướt: Sử dụng dung môi để làm sơn cho bề mặt: gỗ, nhựa, kim loại….
Phân loại theo chức năng
– Bột Sơn Polyeste: Đây là loại sơn phổ biến nhất có độ bền cao, chịu được ánh nắng mặt trời.
– Bột Sơn Epoxy: Thường sử dụng để chống va đập, bám dính và xói mòn.
– Bột Sơn Acrylic: Thường được sử dụng chủ yếu trong lớp sơn trong, tạo ra độ mịn màng cho bề mặt và có tác dụng kháng lại hóa chất rất tốt.
– Bột Sơn Fluoropolymer: Dụng cho sơn ngoài trời
– Bột Sơn hybrid (Epoxy-Polyester): có chi phí thấp, sử dụng trên nhiều bề mặt vật liệu.
Công nghệ sơn tĩnh điện với công năng vượt trội
Sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện giúp cho bạn điều gì?

Về mặt kinh tế
– Quy trình sơn tĩnh điện dễ dàng được tự đồng hóa. Từ đó tiết kiệm được chi phí nhân công.
– Hầu hết lượng sơn đều được sử dụng một cách triệt để. Bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại.
– Dễ dàng làm sạch những khu vực bị ảnh hưởng khác.
– Tiết kiệm thời gian có thể hoàn thành sản phẩm.
Về đặc tính sử dụng
– Dễ dàng vệ sinh bề mặt khi bột bám lên người hoặc các thiết bị mà không cần phải dùng hóa chất, dung môi nào.
– Không gây ô nhiễm môi trường
– Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Công nghiệp hàng không, công nghiệp hàng hải,…
Về chất lượng sản phẩm
– Tuổi thọ thành phẩm lâu năm
– Độ bóng và mịn cao
– Không bị ăn mòn bởi các hóa chất và tác nhân thời tiết, hoá học.
– Màu sắc rất phong phú và có độ chính xác cao.
Tác dụng bảo vệ
Sơn tĩnh điện là để ngăn cản không khí và hơi ẩm tiếp xúc với bề mặt kim loại hạn chế được độ ăn mòn và oxy hoá. Việc kết hợp các chất màu không chỉ trang trí mà còn có tác dụng bảo vệ kim loại.
Tác dụng bảo vệ bề mặt kim loại ở đây đến từ khả năng ức chế các tác nhân ăn mòn kim loại của các chất trong bột màu. Các chất có khả năng ức chế thường là ion của các kim loại như Zn, Mg, Pb, Ni, Cr, Na, K, P…
Độ an toàn cao
Thành phần của sơn không chứa chất độc hại, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Khi sử dụng vẫn cần phải mặc áo bảo hộ lao động đảm bảo an toàn.
Sơn tĩnh điện được ứng dụng như thế nào?
Sơn tĩnh điện hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên lý tĩnh điện vật lý nên phù hợp với các vật liệu kim loại và thiết bị máy móc công nghiệp.
Ứng dụng đa dạng:
– Ứng dụng trong sơn kệ sắt thép mạ kẽm, hàng rào mạ kẽm, khung cửa sắt, cổng nhôm
– Ứng dụng trong công nghệ ô tô, xe máy như: khung xe, mâm xe, bộ tản nhiệt, bộ lọc,…
– Ứng dụng trong các thiết bị gia dụng cho gia đình: mặt tủ lạnh, thùng máy sấy, máy lọc nóng lạnh, lò vi sóng, kệ để chén đĩa,…
– Ứng dụng trong kiến trúc, trang trí: khung cửa, cửa ra vào, đồ nội thất, lan can, biển báo, trụ và hàng rào…
– Ứng dụng trong các sản phẩm hàng ngày: thiết bị chiếu sáng, ăng-ten và các bộ phận điện.
Các bước trong công nghệ dây chuyền phun sơn tĩnh điện
Quá trình phun sơn tĩnh điện với công nghệ dây chuyền hiện đại chỉ với 5 bước cơ bản.

Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm
Sản phẩm trước khi phun sơn cần phải vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ các bụi bẩn, gỉ sét, dầu mỡ giúp cho độ bám dính tốt nhất.
Quá trình xử lý bề mặt có thể diễn ra tốn khá nhiều thời gian nhưng mang lại chất lượng tốt nhất khi sơn tĩnh điện.
Bước 2: Sấy khô sản phẩm trước khi phun sơn tĩnh điện
Sau khi bề mặt sản phẩm được xử lý qua bể hóa chất cần phải sấy khô, với bề mặt mỏng thì có thể phơi khô tự nhiên. Nhưng đối với bề mặt dày khó khô thì sấy tiết kiệm thời gian.
Sấy khô bề mặt bằng phương pháp khò nóng (Áp dụng dành cho sản phẩm ít). Hoặc sử dụng lò sấy khô riêng biệt (sấy được nhiều sản phẩm cùng một lúc)
Bước 3: Vào buồng phun sơn
Trong công nghệ phun sơn tĩnh điện phải sử dụng đến súng phun hơi, để điều chỉnh được màu sơn và lượng bột cần dùng.
Súng phun bao gồm: Súng phun buồn đơn và súng phun buồn đôi (Đối xứng).
Để tiến hành quy trình phun sơn, tất cả sản phẩm trước khi treo lên băng tải đều phải được kiểm tra nhiều mặt: Bề mặt cơ khí, bề mặt xử lý hóa chất, móc treo,…Dùng khí nén xịt sạch bề mặt sản phẩm. Lưu ý hướng xịt bụi phải quay ra ngoài, không được hướng vào mặt người khác hoặc quay vào phòng sơn. Những vị trí mọc treo cũng cần phải được chú ý, móc treo phải đủ chắc sạch và dẫn điện tốt.
Quá trình treo sản phẩm cần phải lưu ý khoảng cách tối thiểu từ 100 – 200mm. Chỉ treo những sản phẩm đạt yêu cầu lên.
Đối với quá trình phun sơn thủ công (phun tay): Sơn góc cạnh trước, sơn mặt phẳng sau, sơn phía dưới trước, sơn phía trên sau. Trong quá trình phun sơn cầu phải chú ý hướng sơn, không phun vào mặt người đối diện.
Bước 4: Sấy định hình và hoàn thiện sản phẩm
Sau khi phun sơn tĩnh điện xong, đưa sản phẩm vào buồng sấy định hình sản phẩm, giúp sơn được bám chắc và bền màu hơn.
Mỗi loại sản phẩm sẽ có nhiệt độ khác nhau nên cần phải điều chỉnh để có sản phẩm chất lượng nhất.
Lò sấy phải có nhiệt độ từ 180 – 200 độ C, sấy khoảng 10 phút. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là gas.
Bước 5: Kiểm tra, đóng gói sản phẩm
Sau khi hoàn thành xong sản phẩm thì cần phải kiểm tra và đánh giá lại với các yếu tố sau: Màu sắc, độ bám dính, đều màu, độ sơn phủ kín,…
Quá trình đóng gói sản phẩm phải được diễn ra theo trình tự. Xác định quy cách, chọn sản phẩm đạt yêu cầu.
Bảng màu sơn tĩnh điện
Tính đến thời điểm hiện tại bảng mã màu sơn tĩnh điện cũng lên đến +1000 màu có sẵn. Được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là bảng màu sơn tĩnh điện bạn có thể tham khảo nhé!

Hy vọng bài viết của Sơn Ptech mà chúng tôi đưa ra giúp cho bạn đọc có được những thông tin hữu ích nhất.
CHÍNH SÁCH HẤP DẪN – CHIẾT KHẤU CỰC CAO
LIÊN HỆ ĐỂ TRỞ THÀNH ĐẠI LÝ SƠN PTECH NGAY HÔM NAY
HOTLINE: 0981 921 416
SƠN PTECH – SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO DÀNH CHO BẠN!